Giống như những nơi khác trong vùng vịnh Ba Tư, Nizaris( Oman) nhìn chung có khí hậu nóng vào hàng đầu thế giới, nhiệt độ mùa hè tại Muscat và miền bắc trung bình là từ 30 °C đến 40 °C. Oman có ít mưa, lượng mưa trung bình năm tại Muscat trung bình đạt 100 mm, hầu hết là vào tháng 1.
Tuy lúc này đã tháng 10 nhưng khí hậu vẫn bức bách vô cùng.
Đúng như Ngô Khảo Ký dự liệu. Các đội quân từ phương Đông đến đây không còn sức chiến đấu.
Nhất là quân Tống chọn lựa chính từ kỵ Binh Tây Hạ và một phần Hà Nam. Đám quân này đi được ba bước là kiệt sức trước khí hậu khắc nghiện nơi này.
Quân Lavo, Medang, Pahang, Khmer tạm thời khá hơn một chút, nhưng chỉ là khá hơn chút thôi, còn việc chiến đấu thì quên đi. Nghĩ đến chi xa xôi.
Quân Đại Việt Trung Ương có tầm 1500 người vẫn mạnh, bọn này cơ thể đã được thức tỉnh các tiềm năng cho nên sức chịu đựng, sức bền đều tăng, tính thích nghi mạnh hơn, cho nên miễn cưỡng có thể chiến đấu.
Chỉ là miễn cưỡng chiến đấu thôi, bọn họ thậm trí còn không phát huy nổi 50% sức mạnh của bản thân trong thời tiết này.
Ngô Khảo Ký đoán trước điều này nhưng không ngờ nó khốc liệt đến vậy.
Vâng rõ là anh Ký làm sao có thể ngờ nổi, thằng Ngô Huy Tuấn du lịch Dubai là đi du lịch chứ không phải đi hành quân đánh nhau. Khinh nghiệm “thích nghi” hoàn cảnh của thằng đó làm sao ông Ký lại dùng trong hoàn cảnh này?
Huy Tuấn hắn đi du lịch là bằng máy bay, bước chân là có xe hơi đón, ngồi điều hoà. Quần áo thoáng mát , không mang vác nặng, khát , mất muối khoáng thì có nước khoáng chất bổ xung. Đi tham quan xa mạc bằng xe địa hình, cưỡi lạc đà vui vui mấy km trải nghiệm. Ông Ký lấy mấy cái kinh nghiệm này nghĩ rằng chiến đấu ở đây cũng không quá khoa khăn…. Lạy ông Hoàng Đế Đại Việt Ngô Khảo Ký.
May cho ông là còn có quân đội Thành bang Nizaris, mấy ông tướng quân viễn chinh duyệt binh thì ghê lắm, thực tế thử một tuần thử hành quân chiến đấu với cường độ của người Arab thì… nằm xấp hết.
Sẽ có rất nhiều thắc mắc đại loại như các cuộc Thập Tự Chinh của người Tây Âu trong lịch sử có thắng có bại, thi thoảng cũng đè quân Arab ra đánh, vậy bọn họ không bị vấn đề thời tiết ảnh hưởng sao?
Thật ra khác biệt rất rất nhiều. Đầu tiên đó chính là người Châu Âu thể trạng đã khá tốt hơn người Đông Á, điểm này cần công nhận.
Thứ hai đó là con đường tiến quân của người Châu Âu là dọc theo phía Bắc Địa Trung Hải, đáng dọc xuống khu Palestine. Những nơi Thập Tự Quân và Arab quân va nhau phần lớn là ở các vùng Nicaea, cao nguyên Acmenia, Anatolia sau đó đi dọc theo bờ biển phía Đông Địa Trung Hải. Khí hậu ở đây là kiểu khí hậu Địa Trung Hải đặc chưng. Có chút khô cằn nhưng không phải sa mạc, cỡ như Damascus là quân Thập Tự Chinh đố giám mò đến nơi.
Lại nói quân Thập Tự Chinh trong lịch sử có không ít lần bị thất trận bởi điều kiện khắc nghiệt ở các vùng Palestine.
Còn ở Oman ( giờ là Thành bang Nizaris) và phía Nam Bán Đảo Arab thì khí hậu kinh khủng hơn nhiều ở các phía bắc gần Địa Trung Hải. Quân Đông Á đến đây phải còn rất lâu cơ thể mới có thể thích nghi.
Cho nên mới nói mấy đạo quân viễn chinh của thế giới thần thánh Đại Việt trong sách vở thật là bá đạo, khinh thường mọi loại thời tiết khí hậu. Nơi đâu cũng là nhà, nơi nào cũng có thể nhảy nhót như ngựa… toàn là siêu nhân cả.
Có điều thế giới mà Ngô Khảo Ký đang sinh hoạt không phải thần thánh thế giới. Quân Đại Việt chịu đựng khí Hậu ở Bán Đảo Ả Rập không nổi. Tỉ lệ bệnh cảm nắng, nhanh mệt mỏi, mất sức chiến đấu tăng chóng mặt.
Ngoài 1500 quân đã được thức tỉnh tiềm năng, còn lại không thể chiến đấu. Vậy nhưng ngày 16 tháng mười thì 6 ngàn quân Thành bang Nizaris vẫn theo kế hoạch tiến về thành phố Seed của vương quốc Muscat.
Trên tuyến đường chỉ toàn là cát, bụi chỉ lác đác lưa thưa vài bóng cây trà là. Một toán kỵ binh lạc đà đang gi chuyển nhanh…
Bọn họ thuần một màu áo khoác màu trắng với lá cờ ba màu Đại Việt nơi trước ngực…
Thấp thoáng phía dưới lớp áo choàng che nắng nóng đó là những lớp chiến giáp sắt thép đặc chưng của quân Thành bang Nizaris.
Lẫn trong đó có một nhánh kỵ binh có vẻ trang bị sơ sài hơn nhiều… mũ tròn bọc vải. Quân phục chiến đấu và một chiếc áo chống đạn đơn sơ với hai tấm chắn trước ngực và sau lưng.
Không phải ai khác đây chính là quân chủ lực chiến đấu Trung Ương Đại Việt.
Ở Đại Việt lúc này học thuyết chiến tranh đã phát triển theo chiến thuật vũ khí hiện đại. Kẻ họ đối mặt là Benjamin và Richard, thứ họ đối mặt là hoả khí của đối phương.
Đối với hoả khí thì mặc giáp kín người , chậm chạp nặng nề chẳng khác nào cái bia cho kẻ địch tập bắn. Ở Đại Việt đã đào tạo chiến tranh hầm hào vào chiến tranh du kích kỵ chiến , du kích bộ chiến. Tập trung vào sự linh hoạt ẩn nấp tránh né đạn pháo.
Cho nên áo giáp được giảm thiểu đến tối đa. Thiết kế áo giáp của Đại Việt lúc này không còn là giáp thép nặng nề bọc kín thân Segmentata thế hệ thứ 4 nữa. Áo giáp của quân đội Trung Ương Đại Việt lúc này giống như quân đội thời hiện đại thế kỷ 21 của Ngô Huy Tuấn.
Đó là mộ chiếc áo vải Jeans dày bền chắc có đệm vai , phía trước ngực và phía sau lưng có ngăn để đựng các tấm thép tuỳ độ dày. Có thể từ 1-3mm dày nhất là 4mm. Thường thì giáp lưng chỉ dùng tấm 1mm giảm trọng lượng.
Loại áo giáp này tỉ lệ che phủ không cao, nhưng trong chiến tranh hiện đại với vũ khí nóng thì nó có thể kết hợp mũ thép cùng chiến thuật ẩn nấp, hầm hào. Kể từ đó cộng thêm sự linh hoạt thì yếu tố sinh tồn của quân đôi Đại Việt trong chiến tranh rất được đảm bảo.
Và loại giáp này cũng không nóng không quá nặng gây tốn sức, cho nên một ngàn quân Trung Ương đã “thức tỉnh tiềm năng” mới miễn cưỡng bám theo được 5 ngàn quân Thành bang Nizaris mà tiến quân về thành phố Seed.
Bộp bộp bộp….
“ Hả… gì vậy người anh em”
Xe BTR đàn bon bon chạy trên con đường cát thì bỗng nhiên có tiếng gõ từ bên ngoài.
Cửa sổ thép bật mở… một cái đầu binh sĩ Trung Ương lộ ra ngoài cất tiếng hỏi lớn…
Cờ lục cờ lục…
“ Người anh em quân trung ương, cái thằng này và tôi thắc bên trong hòm xe thép hẳn là nóng như lò lửa, chúng tôi khó hiểu , không phải quân trung ương chịu không được nóng sao? ….”
Tên Arab này nói tiếng việt, hẳn là tác phẩm của đám biệt kích Đại Việt bốn năm trước để lại nơi này rồi…
“ Đồng chí nói tiếng Phổ Thông ( Kinh) rất chuẩn nhé. Bên trong này mát lắm , muốn vào thử không?”
“ Ha ha… bố vợ tôi là người Thăng Long nhưng gốc Arab” tên kỵ binh Thành bang Nizaris trả lời…
“ Chúng tôi thật sự lên chiến xa được sao?” Tên kỵ binh dục lạc đà đuổi theo xe mà hỏi lại , vẻ mặt của hắn đầy hưng phấn….
“ Tại sao không thể? Xe này sinh ra để vận chuyển quân lính mà. Chúng ta đều là quân nhân Đại Việt , có gì mà không lên xe được…”
“ Quá tốt….” Tên kỵ binh Arab reo vang, sau đó hắn nhoài nười về phía sau xì xồ một hồi tiếng Arab với đám kỵ binh xung quanh.
Không lâu sau tên binh sĩ quân Trung Ương coi như hoảng hồn, gần trăm tên kỵ binh Arab bu quanh lấy chếc xe BTR đang rì rì lăn bánh với vận tốc 15km/giờ. Xe thì có 1 nhưng có đến cả trăm ánh mắt hau háu đòi lên xe thử....
“ Chỉ huy làm sau bây giờ”
Tên binh sĩ kia lập tức quay trở vào trong báo cáo với Trung Úy chỉ huy xe.
“ Thì cho họ lên lần lượt 3 người một lần để thử cảm giác, nhưng xe không thể dừng tránh ảnh hưởng tốc độ hành quân sẽ bị khiển trách... Còn việc bọn họ thế nào có thể nhảy vô xe được hay không thì phải xem kỹ thuật rồi”,
Tên trung úy chỉ huy xe cũng biết làm khó người....
Tên binh nhì gãi đầu gãi tai quay lại cửa sổ giải thích một hồi cho đám kỵ binh Ả Rập.
Chỉ thất bên ngoài tiếng reo hò ầm ĩ , cả đám kỵ binh xứ Nizaris rút ra bán nguyệt đao khua khoắng trên không trung rồi hú vang. Bọn họ thực sự rất kích thích....
Không bao lâu nắp trên nóc xe BTR được mở bật tung, từ gtrong đó một chiếc thang dây được tung ra ngoài ở phía sau .... chỉ cần nhìn cũng hiểu ý có thể vào bằng cách này khi xe đang di chuyển, tất nhiên nếu xe dừng thì có thể mở cửa hậu cho binh sĩ bên trong đổ bộ ra ngoài.
Lúc này bên ngoài xe BTR được bọc vải dày chống việc hấp thụ ánh nắng mặt trời hun nóng xe. Đám Kỵ binh Arab thật thiện nghệ, vậy mà chúng có thể trong tư thế phi ngựa bám vào thang dây leo phía đuôi xe sau đó bò lên nóc...
Xe vẫn đang di chuyển tốc độ 15km/ giờ. Có thể nói việc này vẫn có nguy hiểm nhất định đấy. Lũ chiến binh này thật quá gan rồi, không biết chỉ huy nhanh quân này ở đâu mà không nhanh xuất hiện trừng phạt đám quân nhân vô kỷ luật này....
“ Ối ... sao mát vậy... À.. xin chào các chiến binh anh em “ Tên chiến binh Nizaris vừa lọt vào trong liền xít xoa... mát quá...
“Chúng ta xưng hô .” Trung Úy chỉ huy lên tiếng...
Lại có hai tên Arab khác lọt ổ. Khoang xe BTR93 của Đại Việt rộng rãi hơn nhiều các xe BTR92 xuất khẩu cho đồng minh trước đó, khoang sau xe có thể chứa đến 6 người.
“ Xin chào tướng quân chỉ huy, tôi tên là Alharb”
“ Rất tốt, anh ở lại làm phiên dịch hướng dẫn cho các đồng chí Nizaris binh sĩ khác” Vị chỉ huy lên tiếng...
Cả đám vui vẻ bên trong khoang xe mát mẻ làm quen, dám kỵ sĩ Arab thì tò mò sờ mó khắp nơi hỏi han về chiến xa bọc thép này...