Ánh mắt Bách Ngu0yệt Hà nhìn bệ hạ thường khiến anh cảm thấy không vu0i.
Nay hồi tưởng lại, ánh mắt đó không chỉ c3ó kính ngưỡng và sùng bái, mà còn có hàm ý sâu xa hơn nữa.
Vệ Từ không đổi sắc mặt, nhưng trong lòng lại dậy sóng.
Bách Ninh cười nói: “A Hà ngoại trừ tướng mạo ra, cái gì cũng tốt. Nó xứng với người đàn ông tốt nhất trên đời này.”
Nói đặng, Bách Ninh dùng ánh mắt ra hiệu cho Vệ Từ.
Có muốn thay đổi tâm ý, lấy con gái của ông không?
Vệ Từ cười ngượng nói: “Bách nghĩa sĩ nói đúng, Bách cô nương sau này nhất định có thể tìm được tấm chồng tốt nhất.”
Nếu là trước đây, Vệ Từ chắc chắn sẽ không lo lắng.
Từ lúc biết được lai lịch của chủ công nhà mình, anh lại thấy hơi hoang mang.
Chủ công có lai lịch thần bí, lối sống kiếp trước chắc chắn rất cởi mở, cho nên cô mới xem chuyện tình yêu nam nam là bình thường.
Vậy…
Vệ Từ không kìm được mà nghĩ mông lung trong đầu.
Tình yêu nam nam là bình thường, vậy có phải tình yêu nữ nữ cũng rất bình thường?
Vừa nghĩ đến đây, anh cảm thấy áp lực trên vai mình bỗng nặng nề hơn nhiều.
Mở ra cánh cổng đến thế giới mới, Vệ Từ hồi tưởng lại một phen, anh phát hiện quanh mình toàn là tình địch!
Trong cả đám tình địch, Bách Nguyệt Hà xem như là kẻ có sức uy hiếp nhất.
Nếu như đấu với nhau, Vệ Từ cảm thấy mình chọi không lại cô nàng.
Bách Nguyệt Hà kiếp trước là một người phụ nữ rất khiêm nhường. Nhưng khiêm nhường đến cỡ nào cũng không che giấu được việc cô thân là phái nữ lại có thể sừng sững trên triều đình, làm quan đến chức công bộ thượng thư. Nhiều năm sau lại nhậm chức tể tướng ở Kim Lân Đài, trước khi về hưu còn đưa bức họa của mình vào bảng thiên công của Kim Lân Các!
Chỉ xét từ ba bảng thiên công - văn - võ ở Kim Lân Các, Vệ Từ kiếp trước cả cái tên cũng không được đề lên, cảm thấy áp lực như núi đè.
Về sau bệ hạ đề ra chính sách “một nhà hai hộ”, Bách Nguyệt Hà cũng là người đầu tiên trong triều đình đứng ra ủng hộ.
Đem ra so sánh, Vệ Từ bởi e ngại thế lực trong triều, phản ứng chậm hơn một nhịp, không dốc toàn lực giống Bách Nguyệt Hà được.
“Một nhà hai hộ” là gì?
Nói trắng ra là trong một nhà cho phép có hai chủ hộ.
Con cái do phụ nữ sinh ra có thể kế thừa gia sản của mẫu thân, cũng có thể kế thừa gia sản của phụ thân. Họ và hộ tịch của con cái có thể bàn nhau mà quyết định.
Không ít quan viên cho rằng chính sách này cố ý lập ra để nữ đế được tọa vị lâu dài.
Lúc ban đầu đề ra hầu như không ai phản đối.
Nếu như phản đối “một nhà hai hộ”, há chẳng phải là hàm ý ủng hộ việc nữ đế cũng giống như một phụ nữ bình thường, lấy chồng theo chồng sao?
Việc này không thể nói bừa!
Ai phản đối thì não của kẻ đó úng nước mất rồi!
Có điều, đây chỉ là cái nhìn của kẻ tầm thường. Vệ Từ rất rõ việc “một nhà hai hộ” thật ra là để ủng hộ chế độ nữ hộ.
Sau khi triều Khương thành lập, thiên hạ thái bình. Việc phụ nữ tự lập môn hộ càng ngày càng ít. Một số nơi còn nảy sinh phong tục xem thường nữ hộ.
Cũng không phải là phụ nữ không muốn lập nữ hộ, chỉ là vì số nam nhi tốt bằng lòng ở rể quá ít, áp lực của việc lập nữ hộ quá lớn.
Không ít phụ nữ chỉ có thể nép mình cầu toàn.
Dù họ gả cho người ta, tiền kiếm được nhiều hơn chồng, nhưng thu nhập của họ cũng chỉ có thể gọi là “trả phí lặt vặt” chứ không phải “nuôi sống cả nhà”.
Vì để giải quyết tình trạng này, bệ hạ đã đề ra ý kiến một nhà hai hộ, thiết lập một chuỗi pháp luật hôn nhân mới.
Bắt đầu từ pháp luật mới, triều Khương đã có khái niệm “sau hôn nhân vợ chồng cùng chung tài sản” rõ ràng.
Đương nhiên, thiếp thất và con dòng thứ không tính là “cùng chung tài sản”. Tiền trang trải hằng ngày và tiền cưới hỏi, nhà ở sau này của họ chỉ do bên nam quản lý.
Điểm này khiến đông đảo vợ cả vỗ tay tán đồng, càng thêm cảm tạ ân đức của bệ hạ.
Phải biết là trước khi chế độ này được đưa ra, nhiều phu nhân chính thất không chỉ giúp chồng quản lý gia sản việc nhà, còn phải quản chi phí sinh hoạt và các chuyện lặt vặt của đám thê thiếp và con cái dòng thứ. Đụng phải người chồng cưng thiếp chèn ép vợ, vợ cả đến cả lợi ích của mình và con cái cũng không bảo vệ được.
Tuy nói “một nhà hai hộ” là để giữ gìn bảo tọa của nữ đế, nhưng họ cũng là người nhận được lợi từ pháp luật mới mà.
Lúc mới bắt đầu, đàn ông triều Khương không để tâm lắm đến pháp luật mới, dù sao thì họ cũng không tham tiền của vợ.
Dù cho thật sự có kẻ tham của hồi môn của vợ đi chăng nữa, cũng chẳng ai có mặt mũi nói ra.
Triều đình đề ra luật pháp để bảo vệ hoàng thất nữ đế, vợ cả và con vợ cả, chẳng có gì để bàn cãi.
Song…
Chẳng bao lâu sao, nhiều gã đàn ông bắt đầu nháo nhào lên. Họ không chịu được kiểu thiệt thòi này.
Có một chuyện khiến Vệ Từ nhớ như in.
Một quan viên nọ mỗi tháng chi một phần tiền lương kếch xù để thuê vợ cả thay mặt quản lý con cái dòng thứ và đám thê thiếp trong nhà.
Không nhìn lầm đâu, là người chồng bỏ tiền nhờ phu nhân chính thất giúp quản lý thê thiếp và con cái dòng thứ!
Theo quy định của pháp luật triều Khương, đám thê thiếp không được đụng chạm đến chức quyền quản lý gia đình. Trong dân gian còn đỡ, nếu như bị người ta phát hiện thiếp thất đoạt quyền của vợ cả, đồn ra ngoài nhiều nhất chỉ mang phải tiếng xấu chút thôi. Quan viên trong triều đình nếu như bị phát hiện thiếp thất đụng chạm chức quyền quản lý gia đình, nhẹ thì giáng chức nặng thì cách chức.
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đến cả cái nhà cũng rối nùi nùi, không hiểu chính thống, thì còn làm quan cái nỗi gì.
Nếu như vợ cả không quản đám thê thiếp và con cái dòng thứ trong nhà, vậy thì chỉ có thể để người chồng tự mình quản.
Sáng thì ra đường làm việc kiếm tiền, tối về lại phải tính toán quản lý phấn son và vải vóc lụa là của đám thiếp thất…
Cánh đàn ông không làm nổi!
Không ít triều thần vin vào cái này để làm khó dễ. Từ xưa tới nay, nam quản ngoài nữ quản trong. Đám thiếp thất và con cái dòng thứ cũng thuộc trách nhiệm của phu nhân chính thất!
Kết quả bị bệ hạ và thế gia quyền quý một phát dẹp sạch, thoắt cái đã im phăng phắc.
Triều Khương mới lập, mấy kẻ nạp cả đống thiếp quá nửa là đám quý tộc mới nổi hoặc đám hàn môn được thời.
Một dạo đắc thế bèn làm càn, ruồng bỏ hoặc lạnh nhạt với vợ, nạp thêm thê thiếp trẻ đẹp, đám hàn môn như thế vơ đại cũng được cả nắm.
Thế gia truyền đời đã lâu, bọn họ vẫn luôn tự nhận là cột trụ cho chính thống, việc nạp thiếp cũng có quy định gắt gao. Chính sách mới đối với họ mà nói, lợi ích và tổn thất không lớn. Ngược lại đám hàn môn và quý tộc mới lại nhảy đứng nhảy ngồi. Thế gia quyền quý bèn mượn chuyện này để đàn áp đám hàn môn trước mặt bệ hạ.
Bách Nguyệt Hà là người đứng đầu trong đám nữ quan, là tấm gương và mục tiêu cho tất cả phụ nữ nỗ lực theo. Vietwriter.vn
Cô tuân theo pháp luật mới, có tác dụng dẫn đầu rất tốt.
Con có một nam một nữ. Con trai theo chồng, con gái thì theo cô.
Con trai của Bách Nguyệt Hà chẳng có bản lĩnh gì, nhưng con gái của cô lại khác, còn trở thành tâm phúc được trọng dụng nhất bên cạnh Thái nữ Khương Diễm.
Theo lý trí mà nói, Vệ Từ rất khâm phục Bách Nguyệt Hà, đi lên cao như vậy ngay trong lúc thế đạo đều xem thường phụ nữ, khiến người ta khó lòng bì kịp. Về tình cảm mà nói, Vệ Từ thật sự không thể ép bản thân thích Bách Nguyệt Hà, không xem cô như tình địch thì đã đỡ lắm rồi.
Nhưng nếu như thời gian quay trở lại, anh vẫn sẽ qua chiêu mộ Bách Ninh.
Suy cho cùng, lợi ích của chủ công là quan trọng nhất, nhi nữ tư tình chỉ là chuyện vặt.
“Nghe lời ấy có vẻ Bách cô nương rất mực tôn sùng chủ công nhà ta.”
Vệ Từ cười ôn hòa, như hoa mùa xuân lặng lẽ bung nở, lãng mạn mà ấm áp.
Bách Nguyệt Hà vội vàng đáp: “Thế đạo bất công với nữ tử như thế, nhưng Lan Đình công vẫn đi đến bước khiến tất cả mọi người đều khó có thể so bì, há chẳng phải tấm gương cho nữ tử trong thiên hạ? Tiểu nữ sinh lòng ngưỡng mộ đã lâu, nhất thời xúc động khiến tiên sinh cười chê rồi. May được Lan Đình Công không chê, nếu phụ thân có thể xuất sĩ ra sức vì người bình định thiên hạ, mở rộng bờ cõi thì đã là vinh hạnh cho cha con chúng ta rồi!”
Vệ Từ: “…”
Ta chỉ muốn chiêu mộ phụ thân cô, không tính kèm thêm cô…
Anh muốn yên tĩnh!
(_